Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cầu trục dầm đôi

Cầu trục dầm đôi là loại thiết bị được ứng dụng rộng rãi trong các nhà máy phân xưởng sản xuất giúp tăng năng suất lao động, giảm chi phí nhân công, tăng hiệu quả kinh doanh. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu vài nét về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cầu trục dầm đôi.

1. Cấu tạo:

Bao gồm: – Cabin điều khiển; – Các đường ray; – Bánh xe di chuyển; – Dầm cuối; – Cáp điện; – Cơ cầu nâng phụ; – Cơ cấu nâng; – Thiết bị nâng (Palang); – Dây; – Sàn đứng; – Dầm chính; – Cơ cầu di chuyển Palang; – Cơ cấu di chuyển cầu trục.

cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cầu trục dầm đôi

>>>Xem ngay Những loại cầu trục do Thái Long sản xuất và phân phối đảm bảo AN TOÀN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ

2. Nguyên lý hoạt động

 – Hai đầu của các dầm chính được liên kết cứng với các dầm cuối tạo thành một khung cứng đảm bảo độ cứng theo cả phương đứng và phương ngang. Trên dầm biên lắp các bánh xe di chuyển chạy trên ray đặt dọc theo sàn nhà xưởng trên các vai cột. Khoảng cách theo phương ngang giữa tâm các ray được gọi là khẩu độ của cầu trục.

– Palang chạy dọc theo các đường ray trên dầm chính. Trên palang đặt cơ cấu nâng, cơ cấu di chuyển palang. Tuỳ theo công dụng của cầu trục mà trên palang có 1 hoặc 2 cơ cấu nâng. Trường hợp có 2 cơ cấu nâng thì cơ cấu nâng chính có tải trọng lớn, còn cơ cấu nâng phụ có tải trọng nâng nhỏ hơn.

 

cầu trục luyện kim dầm đôi

>>> Xem ngay: Cầu trục dầm đôi sử dụng gầu ngoạm có khẩu độ 40m tải trọng nâng 100 tấn

– Cơ cấu di chuyển được đặt trên kết cấu dầm cầu. Nguồn điện cung cấp cho động cơ của các cơ cấu đươc lấy từ đường điện chạy dọc theo nhà xưởng và sàn đứng dùng để phục vụ cho việc kiểm tra bảo trì điện này.

– Cáp điện đươc treo trên dây để cấp điện cho các động cơ đặt trên palang. Ngoài ra trên phần kết cấu thép của cầu trục còn có phần sàn đứng với lan can để co thể đi lại được khi kiểm tra bảo trì sửa chữa.

3. Một số thông số chính

– Dầm chính của cầu trục dầm đôi được chế tạo dươí dạng hộp hoặc dàn không gian. Dầm dàn nhẹ hơn dầm hộp, song khó chế tạo và thường chỉ dùng cho cầu trục có tải trọng nâng và khẩu độ lớn. Dầm biên của cầu trục thường được làm dưới dạng hộp. Được liên kết với dầm chính bằng bulong.

Cơ cấu di chuyển cầu trục có thể thực hiện hai phương án: Dẫn động chung và dẫn động riêng.

+ Phương án dẫn động chung động cơ dẫn động được đặt ở khoảng giữa dầm cầu và truyền chuyển động tới các bánh xe chủ động ở hai bên ray nhờ các trục truyền, trục truyền có thể là trục quay chậm, quay nhanh và quay trung bình.

+ Phương án dẫn động riêng mỗi bánh xe hoặc cụm bánh xe chủ động được trang bị một cơ cấu dẫn động.

+ Cơ cấu di chuyển dẫn động riêng gồm hai cơ cấu như nhau dẫn động cho bánh xe chủ động ở mỗi bên ray riêng biệt, công suất mỗi động cơ thường lấy bằng 60% tổng công suất.

4. Ưu và Nhược điểm của cầu trục dầm đôi

+ Nhược điểm: Có sự xô lệch dầm cầu khi di chuyển do lực cản của hai bên ray không đều.

+ Ưu điểm: Gọn nhẹ, dễ lắp đặt sử dụng và bảo dưỡng mà ngày càng được sử dụng phổ biến. đặc biệt là trong những cầu trục có khẩu độ trên 15m.

5. Ứng dụng

Cầu trục dầm đôi được sử dụng rộng rãi trong công tác xây dựng, nhưng chủ yếu được dùng để nâng và vận chuyển các vật liệu xây dựng trong các nhà máy sản xuất: giấy, bao bì, nhiệt điện, gang thép,,….

>>>Xem thêm: Dầm cầu trục: Định nghĩa, phân loại, cấu tạo và cách tính


Kết nối với chúng tôi


Chia sẻ trên




DV bảo hành và sửa chữa

Toàn bộ thiết bị Khoáng sơn
cung cấp sẽ được bàn
giao theo phương thức
“chìa khóa trao tay” bảo hành
12 tháng miễn phí và 
bảo dưỡng chăm sóc định kỳ.
Khoáng sơn với đội 
ngũ kỹ thuật
viên chuyên nghiệp 
đảm bảo mang lại cho
quý khách dịch vụ 
hậu mãi 24/7
hoàn hảo, giúp kéo dài
tuổi thọ thiết bị,
giảm thiểu thời gian
hỏng máy
và làm tăng độ tin
cậy của thiết bị.
Công ty Khoáng Sớn
sẽ giúp quý
khách tư vấn, đào tạo,
hướng dẫn sử dụng
và cấp chứng chỉ sử dụng thiết bị.