Phân loại cơ cấu nâng hạ cầu trục
Ở bài trước chúng tôi đã nói đến thiết bị cơ cấu nâng hạ của cầu trục, tiếp đến phần này bạn sẽ được biết thêm đến việc phân loại cho thiết bị này là bao gồm những gì.
Khái quát qua ở phần trước của cơ cấu nâng hạ cầu trục, gồm có như sau:
– Là tên gọi chung của các máy trục chuyển động trên hai đường ray cố định.
– Vận chuyển các vật phậm hay thiết bị trong một khoảng khẩu độ.
Có 3 cơ cấu di chuyển gồm:
– Nâng hạ vật
– Di chuyển xe con
– Di chuyển xe cầu
Và thường được dùng ở các thiết bị cầu trục, cổng trục và một vài thiết bị nâng hạ khác.
Đối với loại thiết bị này thì việc phân loại cũng đa dạng bao gồm 4 đặc điểm là: theo hình dạng, theo tải trọng, theo chế độ làm việc và theo chức năng.
+ Đầu tiên, theo hình dạng bộ phận nâng hạ và mục đích sử dụng:
– Cầu trục dùng móc tiêu chuẩn.
– Cầu trục dùng gầu ngoạm.
– Cầu trục dùng nam châm điện.
+ Tiếp đến là theo tải trọng, bao gồm có nhẹ, trung bình và nặng, trong đó:
– Loại nhẹ có trọng tải dưới 10 tấn.
– Loại trung bình có trọng tải từ 10 cho đến 15 tấn.
– Loại nặng thì cao hơn với trên 15 tấn.
+ Theo chế độ làm việc gồm:
– Đối với loại nhẹ thì TĐ% = 10 – 15% theo số lần đóng cắt trong một giờ là 60.
– Còn loại trung bình thì có TĐ% = 15 – 25% theo số lần đóng cắt trong một giờ là 120.
– Cuối cùng loại nặng có TĐ% = 40 – 60% theo số lần đóng cắt trong một giờ là trên 240.
+ Theo chức năng:
– Cầu trục vận chuyển được sử dụng rộng rãi ở các nhà máy, xí nghiệp và sản xuất có yêu cầu về độ chính xác không cao.
– Cầu trục lắp ráp được sử dụng trong các phân xưởng cơ khí và có độ yêu cầu về độ chính xác cao.
Bạn đã hiểu về việc phân loại cơ cấu nâng hạ của cầu trục chưa? Nhắc lại bao gồm có theo hình dạng, theo tải trọng, theo chế độ làm việc và theo chức năng bạn nhé!
Tiếp đến phần sau bạn sẽ tìm hiểu tiếp về cấu tạo của loại thiết bị này!