Bạn đã biết gì về quy trình kiểm định cầu trục? (Phần 1)
Kiểm tra chất lượng thiết bị trước khi vận hành hay sử dụng luôn là vấn đề hết sức quan trọng đối với các ngành nghề trong đó có ngành cơ khí cầu trục. Vậy nó bao gồm những gì khi bất đầu kiểm định?
Được cụ an toàn lao động đảm nhận về quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị nâng kiểu cầu biên soạn. Quy trình này được được ban hành kèm theo Thông tư số 07/2014/TT-BLĐTBXH vào ngày 6 tháng 3 năm 2014 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
+ Phạm vi áp dụng:
Được áp dụng lần đầu tiên theo quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn, trong đó việc kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ và kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường đối với các thiết bị nâng kiểu cầu (bao gồm có các thiết bị: cầu trục, cổng trục, bán cổng trục và pa lăng điện) đều thuộc danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
Hình ảnh chiếc cầu trục đặt trong một nhà máy chờ kiểm đinh và mang vào vận hành.
Đối với các loại thiết bị nâng hạ kiểu cầu lên hệ nối làm việc thì quy trình này không áp dụng được.
Các tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn đều áp dụng trực tiếp và căn cứ vào quy trình lắp đặt hoặc trực tiếp xây dựng quy trình cụ thể, từng loại và từng thiết bị loại thiết bị nâng kiểu cầu cũng nhưng không được trái với quy định của quy trình này.
+ Đối tượng áp dụng:
– Đối với việc sử dụng thiết bị nâng kiểu cầu thường áp dụng cho các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý, sử dụng thiết bị nâng kiểu cầu.
– Các tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
Bài tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về quy trình này.