Cầu trục là loại thiết bị như thế nào?
Bạn đã biết gì về cầu trục? Đối với nhiều người trong ngành cơ khí thì không còn xa lạ gì với loại thiết bị này nhưng nếu bạn là “tay mơ” mới vào nghề thì việc bạn phân loại được các phụ kiện cầu trục có trên thiết bị này quả thật đáng nể.
Nếu bạn đã đọc qua bài viết về cách sử dụng cầu trục đúng cách thì cũng hiểu sơ sơ về loại thiết bị nâng hạ này rồi nhỉ ?
Đầu tiên, hãy đi vào khái niệm chung của cầu trục:
+ Đó là một loại thiết bị nâng có sử dụng dàn chịu tải, nâng vật qua dây cuốn.
+ Cấu tạo của loại thiết bị này bao gồm:
– Dàn chịu tải được đặt trên cao trên đó có dầm chính và dầm đầu.
– Các cơ cấu gồm có: cơ cầu nâng và 2 cơ cầu di chuyển
– Đối với cầu trục thì được phân loại ra làm 2 loại chính đó là: Cầu trục dầm đơn (cầu trục 1 dầm) và cầu trục dầm đôi (cầu trục 2 dầm)
+ Được sử dụng nhiều trong các nhà xưởng, khu công nghiệp và các nhà máy chế tạo.
Tiếp đến là sơ đồ cấu tạo của cầu trục:
+ Bao gồm các bộ phận chính:
– Dầm chính
– Xe con
– Cơ cầu nâng
– Cơ cấu di chuyển xe con
– Cơ cấu di chuyển cầu
+ Điều khiển:
Tất cả các loại thiết bị cầu trục đều có chung một loại điều khiển đó là từ sàn hoặc từ cabin
+ Gồm có các thông số chính đối với loại thiết bị này là:
– Trọng tải
– Khẩu độ, chiều cao nâng và hành trình
– Các vận tốc chuyển
Tiếp đến là cơ cấu di chuyển của cầu trục, nhưng đầu tiên chúng ta cần lưu ý những gì?
– Do khẩu độ liên kết của cơ cấu di chuyển xe con và cầu khác nhau nên các bộ phận của chúng cũng bố trí theo các sơ đồ khác nhau.
Cấu tạo của cơ cấu di chuyển xe con:
1. Động cơ
2. Phanh
3. Hộp giảm tốc
4. Nối trục
5. Gối đỡ
6. Bánh xe
Cơ cấu di chuyển cầu (KCKL)
1. Động cơ
2. Phanh
3. Hộp giảm tốc
4. Nối trục
5. Gối đỡ
6. Bánh xe
Công dụng gồm có di chuyển cầu (kết cấu kim loại) dọc phân xưởng.