Những vấn đề khác của cấu tạo vỏ hộp giảm tốc
Bố trí chi tiết trong hộp giảm tốc ngoài đường kính về chiều rộng kích thước ra thì việc cấu tạo vỏ hộp rất quan trọng và nó cũng hay xảy ra những vấn đề khác nhau. Vậy đó là những vấn đề gì xảy ra đối với vỏ hộp giảm tốc.
Với một số chi tiết đã nói đến ở bài trước là:
– Bố trí các chi tiết trong hộp
– Đường kính các bulong
– Khoảng cách
– Chiều rộng mặt bích
– Ghép nắp và thân hộp
Đó là 5 chi tiết có trong hộp giảm tốc. Ngoài ra để nâng hạ và vận chuyển hộp giảm tốc ta lắp các bulong vòng trên nắp hoặc làm vòng móc. Hiện nay vòng móc được dùng nhiều hơn. Vòng móc có thể làm trên nắp và trên thân hộp. Với đường kính và chiều dày S của vòng móc được chọn như sau: d = S = 3S = 60 mm
– Để quan sát các chi tiết máy có trong hộp và rót dầu vào hộp, thì ở trên đỉnh nắp hộp có bố trí cửa thăm. Cửa thăm dầu có thể làm thêm dưới lọc dầu
1. Nắp (CT3)
2. Tay nắm thông hơi (CT3)
3. Đệm (bìa cứng)
4. Vít (CT3) với số lượng 4
Sơ đồ hình nắp thăm dầu được bố trí trên hộp giảm tốc
– Để tháo dầu cũ làm ở đáy hộp một lỗ tháo dầu. Ở đáy hộp ta nên làm nghiêng một góc từ 1 đến 2 độ về phía lỗ tháo dầu và ngay lỗ tháo dầu nên làm lõm xuống một tí.
– Bulong nút tháo dầu: M16 x 1,5; a = 3; b = 12; f = 3; e = 2; q = 13,8; L = 23; D = 26.
– Để có thể kiểm tra mức dầu có trong họp giảm tốc thì ta dùng mắt chỉ dầu kiểu đèn ló.
Với các thiết bị nâng hạ như palang và thiết bị cầu trục thì việc vận hành hộp giảm tốc không đơn giản ở việc cấu tạo và còn cả ở sự vận hành của người sử dụng nó.