Thiết bị nâng hạ và quy trình kiểm định (Phần 4)

Bài trước chúng ta đã được tìm hiểu về thiết bị nâng hạ và quy trình kiểm định trong bài này chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về việc kiểm tra kỹ thuật, thử không tải, các chế độ, phương pháp thử giữa thử tải động và thử tải tĩnh.

IX. Kiểm tra kỹ thuật – Thử không tải:

Thử không tải chỉ được tiến hành sau khi kiểm tra bên ngoài đạt yêu cầu và phải tiến hành trình tự theo các bước sau:

– Phân công cụ thể giữa những người tham gia kiểm định: kiểm định viên, người vận hành thiết bị, những người phụ giúp (thợ móc cáp, thợ phục vụ) và người chịu trách nhiệm chỉ huy đảm bảo an toàn trong khu vực thử tải trong suốt quá trình thử tải.

– Kiểm định viên và người vận hành thiết bị (người vận hành phải có bằng hoặc chứng chỉ vận hành phù hợp với thiết bị) thống nhất cách trao đổi tín hiệu; người vận hành thiết bị chỉ thực hiện hiệu lệnh của kiểm định viên.

– Tiến hành thử không tải các cơ cấu và thiết bị (mục 4.3.2 TCVN 4244 – 2005), bao gồm: tất cả các cơ cấu và trang bị điện, các thiết bị an toàn, phanh, hãm và các thiết bị điều khiển, chiếu sáng, tín hiệu, âm hiệu.

– Các phép thử trên được thực hiện không ít hơn 03 lần.

– Thử không tải được coi là đạt yêu cầu khi các cơ cấu và thiết bị an toàn của thiết bị khi thử hoạt động đúng thông số và tính năng thiết kế.

Cầu trục và đặc điểm công nghệ

+ Các chế độ thử tải – Phương pháp thử:

Thử tải chỉ được tiến hành sau khi thử không tải đạt yêu cầu và phải tiến hành trình tự theo các bước sau:

+ Thử tải tĩnh:

– Thử tải tĩnh thiết bị nâng phải tiến hành chất tải với tải trọng bằng 125% (mục 4.3.2 – TCVN 4244 – 2005) trọng tải thiết kế hoặc trọng tải do đơn vị sử dụng yêu cầu (trọng tải do đơn vị sử dụng yêu cầu phải nhỏ hơn tải trọng thiết kế) và phải phù hợp với chất lượng thực tế  của thiết bị.

– Thử tải tĩnh thiết bị nâng căn cứ vào loại thiết bị và được thực hiện theo mục 4.3.2 – TCVN 4244 – 2005.

– Thử tải tĩnh được coi là đạt yêu cầu nếu trong 10 phút treo tải, tải không trôi, sau khi hạ tải xuống, các cơ cấu và bộ phận của thiết bị không có vết nứt, không có biến dạng dư hoặc các hư hỏng khác (mục 4.3.2 – TCVN 4244 -2005).

+ Thử tải động:

– Thử tải động chỉ được tiến hành sau khi thử tải tĩnh đạt yêu cầu.

– Thử tải động thiết bị nâng phải tiến hành với tải trọng bằng 110% trọng tải thiết kế hoặc trọng tải do đơn vị sử dụng đề nghị (mục 4.3.2 – TCVN 4244 – 2005), tiến hành nâng và hạ tải đó ba lần và phải kiểm tra hoạt động của tất cả các cơ cấu khác ứng với tải đó.

– Thử tải động thiết bị nâng căn cứ vào loại thiết bị và được thực hiện theo các mục 4.3.2 – TCVN 4244 – 2005.

– Thử tải động được coi là đạt yêu cầu nếu sau khi thực hiện đầy đủ các bước trên các cơ cấu và bộ phận của thiết bị hoạt động đúng tính năng thiết kế và các yêu cầu của các quy phạm kỹ thuật an toàn hiện hành, không có vết nứt, không có biến dạng dư hoặc các hư hỏng khác.

Sau khi thử tải động, đưa thiết bị về vị trí làm việc bình thường.


Kết nối với chúng tôi


Chia sẻ trên




DV bảo hành và sửa chữa

Toàn bộ thiết bị Khoáng sơn
cung cấp sẽ được bàn
giao theo phương thức
“chìa khóa trao tay” bảo hành
12 tháng miễn phí và 
bảo dưỡng chăm sóc định kỳ.
Khoáng sơn với đội 
ngũ kỹ thuật
viên chuyên nghiệp 
đảm bảo mang lại cho
quý khách dịch vụ 
hậu mãi 24/7
hoàn hảo, giúp kéo dài
tuổi thọ thiết bị,
giảm thiểu thời gian
hỏng máy
và làm tăng độ tin
cậy của thiết bị.
Công ty Khoáng Sớn
sẽ giúp quý
khách tư vấn, đào tạo,
hướng dẫn sử dụng
và cấp chứng chỉ sử dụng thiết bị.