Nguyên lý làm việc và phân loại của cầu trục

Bài trước bạn đã được biết đến các thông số cơ bản của máy nâng nó có ảnh hưởng tới các thiết bị cầu trục, nhưng việc vận hành nó và nguyên lý làm việc ra sao thì không phải ai cũng biết.

Cầu trục được dùng trong các phân xưởng, nhà kho để nâng hạ và vận chuyển hàng hóa với lượng lớn. Nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình cơ khí hóa tự động hóa quá trình sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, cơ giới hóa một số công đoạn nặng nhọc giảm nhẹ sức lao động của con người.

Cầu trục gian máy

Hình ảnh một chiếc cầu trục gian máy bên ngoài công trường.

>>>Xem ngay các loại cầu trục dầm đơn: 1.5 Tấn, 20 Tấn, cầu trục LD, Cầu trục LDP, cầu trục dầm đơn 8T, Cầu trục chống nổ

Kết cấu của cầu trục gồm có 13 phần:

1. Dầm chính

2. Dầm cuối

3. Bánh xe di chuyển

4. Cơ cấu di chuyển

5. Đường ray

6. Xe con

7. Cơ cấu nâng chính

8. Cơ cấu nâng phụ

9. Cơ cấu di chuyển xe con

10. Bộ góp điện

11. Đường dây điện

12. Đường lăn

Nguyên lý làm việc của cầu trục

Bên bên là kết cấu của một cầu trục điển hình

+ Phân loại cầu trục:

1. Theo công dụng:

– Cầu trục có công dụng chung: Chủ yếu dùng với móc treo để xếp đỡ, lắp ráp và sửa chữa máy móc.

– Cầu trục chuyên dùng: Được sử dụng chủ yếu trong công nghiệp luyện kim với các thiết bị mang vật  chuyên dùng và có chế độ làm việc rất nặng.

2. Theo kết cấu dầm cầu:

– Cầu dầm đơn: Dầm cầu của cầu trục một dầm thường là dầm chữ I hoặc dầm tố hợp với các dầm thép tăng cứng cho dầm, cầu trục một dầm thường dùng palang điện chạy dọc theo dầm chữ I nhờ cơ cấu di chuyển palang.

– Cầu dầm kép: Có các loại dầm hộp và dầm giàn không gian.

– Cầu trục dầm hộp.

– Cầu trục dầm dàn.

3. Theo cách tựa của dầm cầu lên đường ray di chuyển cầu trục có các loại

– Cầu trục tựa.

– Cầu trục treo.

4. Theo cách bố trí cơ cấu di chuyển cầu trục

– Cầu trục dẫn động chung.

– Cầu trục dẫn động riêng.

– Ngoài ra theo nguồn dẫn động có loại dẫn động tay và cầu trục dẫn động máy.

5. Theo cách mang tải

– Cầu trục móc.

– Cầu trục gầu ngoạm.

– Cầu trục nam châm điện (cầu trục điện tử).

6. Theo phương thức dẫn động của cơ cấu nâng

– Cầu trục dẫn động bằng tay.

– Cầu trục dẫn động bằng động cơ điện.

Bên trên là các cách để phân loại một chiếc cầu trục đến bài tiếp theo  chúng ta sẽ tìm hiểu đến tải trọng và nguyên lý làm việc của cầu trục.


Kết nối với chúng tôi


Chia sẻ trên




DV bảo hành và sửa chữa

Toàn bộ thiết bị Khoáng sơn
cung cấp sẽ được bàn
giao theo phương thức
“chìa khóa trao tay” bảo hành
12 tháng miễn phí và 
bảo dưỡng chăm sóc định kỳ.
Khoáng sơn với đội 
ngũ kỹ thuật
viên chuyên nghiệp 
đảm bảo mang lại cho
quý khách dịch vụ 
hậu mãi 24/7
hoàn hảo, giúp kéo dài
tuổi thọ thiết bị,
giảm thiểu thời gian
hỏng máy
và làm tăng độ tin
cậy của thiết bị.
Công ty Khoáng Sớn
sẽ giúp quý
khách tư vấn, đào tạo,
hướng dẫn sử dụng
và cấp chứng chỉ sử dụng thiết bị.